Nhìn từ sự kiện AlphaGeometry có thể giải 25/30 bài toán hình học trong kỳ thi Olympic toán quốc tế IMO (2000-2022).
- Những vấn đề liên quan đến step-by-step reasoning, AI đang và sẽ dần cho thấy dù là những vấn đề con người cho là hóc búa nhất: giải toán IMO ở phổ thông, chơi cờ vua,…lập trình ,… AI sẽ vượt qua con người, chính xác là 99% con người.
- Điều này nghĩa là, những đánh giá và sự tài giỏi hay thông minh trước đây, dựa vào những step-by-step reasoning của con người sẽ dần không còn đúng nữa.
Step-by-step tức là kiểu từng bước chuẩn chỉnh. Như một người đầu bếp lành nghề làm đúng từng bước, người kỹ sư hay công nhân hay thợ lập trình lành nghề,… hay giải một bài toán khó đã có trước đáp án dù là của IMO cũng là step-by-step.
AI sẽ dần thay thế được hết. - Những cách giáo dục trí tuệ liên quan đến kiểu nhồi-nhét (training thật nhiều dạng bài), vét cạn (tìm kiếm hết khả năng),… con người đều sẽ không cần đến nhân công dạng này nữa. AI sẽ thay thế tốt.
- Những thứ liên quan đến viết essay, thesis, research papers thậm chí AI giờ đã viết hay và tốt hơn rất nhiều “tiến sĩ hú hoạ”, “máy sản xuất paper…”,…
Thế tức là con người còn làm được gì hơn AI đây?
Phải học gì để không bị AI thay thế?
Đến lúc phải thay đổi lại cách giáo dục, trên toàn thế giới chứ không riêng gì Việt Nam.
Ở trên tôi đã nhấn mạnh một thứ: step-by-step , là cái chắc chắn sẽ thua AI.
Vậy chính đây là lúc mà con người phải làm những thứ mà AI không làm – mà ở đây tôi biết (vì tôi cũng implement một vài “AI”) đó gọi là utility maximisation (tối ưu hàm lợi ích) dựa trên giá trị kỳ vọng đường dài (expected utility).
Con người phải bước qua tư duy trị vì kinh tế học thế kỷ 20 này: give me an utility function, I will maximise it.
Còn phải học gì làm gì để không bị AI thay thế trong 5-10-15 năm tới, đây là câu hỏi khó và thế giới cũng đang đau đầu. Tôi cũng có nhiều ideas, nhưng không thể viết ở “lề” của một faceboook post được.
Regards,
Dr. Sartorialist.
Bài của Nam Hải Lê, đã edit từ nhạy cảm, nếu là tôi tự viết thì cũng y vậy thôi.