Để có thể lí giải cho sự thành công của Elon Musk, nhiều người chỉ ra rằng ông đã làm việc như một cỗ máy với 85 giờ/tuần, đồng thời luôn có tầm nhìn xa về tương lai và kiên cường trong công việc. Tuy nhiên, có nhiều người không biết rằng Elon Musk học nhanh và hiệu quả hơn hầu hết chúng ta nhờ 2 kỹ năng quan trọng dưới đây.
Xem thêm TOP 10 điều thú vị về tỷ phú Elon Musk!
Lẽ thường, những người thành công sẽ chỉ chú tâm vào một lĩnh vực nhất định, nhưng Elon Musk lại không nghĩ vậy. Ông am hiểu rất nhiều lĩnh vực, từ vật lý, kỹ thuật, năng lượng cho đến trí thông minh nhân tạo, hay thậm chí là cả khoa học tên lửa.
Em trai của Elon Musk cho biết: “Từ hồi thiếu niên, mỗi ngày anh tôi đã đọc 2 quyển sách về nhiều lĩnh vực khác nhau”. Nếu mỗi tháng chúng ta chỉ đọc được một quyển sách, thì Elon Musk đã đọc nhiều hơn tới 60 lần.
Ngày thơ bé, ông đọc về khoa học viễn tưởng, triết học, tôn giáo, lập trình, tiểu sử của các nhà khoa học và doanh nhân. Cho tới khi lớn lên, CEO của Tesla bắt đầu tò mò sang các chủ đề khác như vật lý, kỹ thuật, kinh doanh, công nghệ và năng lượng.
Ngoài ra, Elon Musk rất giỏi về một mô hình học tập mà không phải ai cũng nhận thấy, đó là “chuyển giao học tập”. Theo đó, chuyển giao học tập là áp dụng những thứ học được ở bối cảnh này sang bối cảnh khác. Và điều này đã giúp cho Musk tỏa sáng.
Phương pháp học của Elon Musk
Phương pháp học tập của Elon Musk là “learning transfer” (Chuyển giao học tập). Trong nhiều bài phỏng vấn, ông đã tiết lộ những bước cơ bản để thực hiện thành công kỹ năng này. Có 2 bước trong quá trình chuyển giao học tập:
Đây là phương pháp sử dụng những gì chúng ta học được trong một hoàn cảnh, môi trường nhất định và áp dụng nó vào hoàn cảnh khác. Thuật ngữ này cũng được ứng dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau.
Bước 1 phương pháp học của Elon Musk
Đầu tiên, Elon Musk phân tích kiến thức thành các nguyên tắc cơ bản.
“Điều quan trọng nhất đó là bạn phải xem kiến thức như là một cái cây ngữ nghĩa có hệ thống, sau đó phải hiểu tường tận các nguyên tắc cơ bản, đó là thân cây và cành cây, trước khi tìm hiểu đến lá và các chi tiết khác, hoặc là sẽ không hiểu gì cả”, Elon Musk chia sẻ.
Càng phân tích kiến thức của mình thành những nguyên tắc cơ bản, quá trình “chuyển giao học tập” sẽ càng phát triển hơn. Đồng thời, một nghiên cứu còn đưa ra cách để giúp cho con người cảm nhận được nguyên tắc này, đó là “trường hợp tương phản”.
Đơn giản như học chữ cái “A”, có 2 cách tiếp cận như sau:
- #1 Học qua nhiều kiểu viết chữ “A” khác nhau
- #2 Chỉ nhìn vào một trường hợp duy nhất, chữ “A” nào trông cũng giống nhau
Cách #1 hay #2 sẽ tốt hơn?
Nếu chỉ học chữ “A” theo kiểu “chữ A nào cũng như nhau”, bạn sẽ không có cái nhìn sâu sắc bằng cách học chữ “A” theo nhiều kiểu viết khác nhau.
Với cách thứ nhất, mỗi chữ A sẽ cho chúng ta một góc nhìn về sự giống và khác giữa các con chữ. Trong khi đó, cách thứ 2 lại không mang đến cho chúng ta một điều gì cả.
Thực tế, trong quá trình học một thứ gì đó, nếu được nhìn và so sánh nhiều trường hợp khác nhau, chúng ta sẽ nắm bắt được kiến thức nhanh hơn. Cho nên, trong cuộc sống thường ngày, khi muốn giải quyết một vấn đề, hãy cố gắng suy nghĩ ra nhiều phương pháp khác nhau rồi phân tích và so sánh chúng, từ đó sẽ tìm ra giải pháp tốt nhất.
Bước 2 phương pháp học của Elon Musk
Ở bước thứ hai của quá trình chuyển giao học tập, ông sẽ mang những kiến thức đã học được trong vật lý, kỹ thuật, công nghệ, trí tuệ nhân tạo vào các lĩnh vực, cụ thể là:
- Dùng kiến thức không gian vũ trụ để tạo ra tên lửa SpaceX.
- Dùng kiến thức về xe hơi để tạo ra xe Tesla với khả năng tự lái.
- Dùng kiến thức về tàu hoả để có một Hyperloop như hôm nay.
- Dùng kiến thức về hàng không, giúp máy bay điện có thể cất và hạ cánh theo chiều thẳng đứng.
- Dùng kiến thức công nghệ, giúp phát triển Paypal. Bên cạnh đó là đồng sáng lập của OpenAI, tổ chức phi lợi nhuận nhằm hạn chế tương lai không tốt đẹp mà trí thông minh nhân tạo có thể gây ra.
Nói tóm lại, để đạt được thành công như hôm nay, Elon Musk không có bất cứ ma thuật nào như cách người ta hay ví ông là người ngoài hành tinh. Ở đây, quan trọng là cách học, cách nhìn nhận sự vật và sự việc là hơn hết là sự khổ luyện bền bì trau dồi kiến thức suốt một thời gian dài. Do đó, thành công là điều tất yếu sẽ đến với Elon Musk.
Bí mật Phương pháp học tập của Elon Musk
Ngoài ra, Musk còn tuân thủ các nguyên tắc sau để thành công trong cuộc sống:
- Phương pháp học tập mục tiêu. Musk đã nhấn mạnh mục đích học tập nhiều lần trong các cuộc phỏng vấn. Ông nói: “Tôi không học vì mục đích học mà học để giải quyết vấn đề”.
Mỗi lần trước khi bắt đầu học, ông đều tự hỏi mình 3 câu hỏi: “Tại sao mình nên học môn này?”, “Tôi muốn đạt được hiệu quả gì?”, “Tôi nên sắp xếp kế hoạch học tập như thế nào?”. Loại câu hỏi hướng đến mục tiêu này sẽ giúp chúng học cách nắm bắt những điểm mấu chốt khi học tập. - Phương pháp nguyên tắc đầu tiên. Phương pháp được tôn trọng nhất của Musk là “nguyên tắc đầu tiên”, quay trở lại những nguyên tắc thiết yếu nhất của sự vật và không bị giới hạn bởi kinh nghiệm và khái niệm hiện có.
- Đọc nhiều. Musk từng nói: Chính sách đã nuôi dạy tôi trước tiên, sau đó là bố mẹ tôi. Musk đã đọc rất nhiều từ khi còn là một thiếu niên. Vào thời điểm đó, cậu bé Musk có thể dành 10 giờ mỗi ngày để đọc. Kho tàng kiến thức khổng lồ đã khiến khả năng học tập của ông rất mạnh mẽ. Ông có thể đọc và hiểu các kiến thức trong 2 loại sách khác nhau trong một ngày. Xem thêm 68 cuốn sách tỷ phú Elon Musk khuyên nên đọc!
- Phương pháp học tập đa lĩnh vực. Musk từ chối mô hình học tập chuyên nghiệp và ủng hộ việc học tập đa lĩnh vực. Ông tin rằng các vấn đề trong tương lai không thể được giải quyết đơn giản trong một lĩnh vực, đòi hỏi trẻ phải tích hợp kiến thức từ các lĩnh vực khác nhau để hình thành những hiểu biết và giải pháp độc đáo.
- Quy tắc 2 phút. Musk từng khuyến khích những người trẻ có tính trì hoãn phát triển thói quen “quy tắc 2 phút”, nghĩa là phát triển một thói quen chỉ mất 2 phút để hoàn thành.
Ví dụ, mục tiêu bạn đặt ra cho mình là đọc 30 cuốn sách trong nửa năm. Theo quy tắc 2 phút, bạn có thể đọc một chương mỗi tuần hoặc một trang mỗi ngày.
Một ví dụ khác, nếu trước đây bạn đặt mục tiêu cho mình là tập yoga 4 ngày/tuần thì bây giờ bạn chỉ cần thay đổi mục tiêu đó thành “lấy thảm tập yoga ra mỗi ngày”.
Phương pháp này thực sự tương tự như việc phát triển những thói quen nhỏ. Nguyên tắc của nó là “thành công thúc đẩy thành công”. Khi mọi người hoàn thành một nhiệm vụ nhỏ, họ sẽ sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ khác có liên quan hơn.
Elon Musk từng nói: “Đừng nghĩ rằng việc ở một mình là lạ lùng. Những ngày tháng ổn định luôn lặng lẽ. Đừng sợ làm việc chăm chỉ mà không có kết quả tốt, lo lắng trước mắt sẽ chỉ làm tăng thêm gánh nặng. Chưa kết thúc đâu, sao biết mình không làm được?”.